Giới Thiệu

Cụ Tổ 4 đời họ Nguyễn, làng La Khê, tên là cụ Nguyễn Phú

Cụ Phú quê ở làng La Khê Bắc, thuộc xã Văn Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

Làng La Khê, từ xa xưa, có nghề dệt tơ lụa nổi tiếng một thời và có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường.

Làng La Khê ở sát thị xã Hà Đông, trên đường từ Hà Nội đi Hòa Bình.

Cụ Phú khi còn sống làm nghề dạy học chữ Hán, xưa gọi là ông đồ nho.

Cụ sinh thời nhà nghèo, sống thanh bạch, liêm khiết.

Cụ Phú mất vào khoảng năm 1930, thọ 70 tuổi. Mộ cụ đặt tại quê là thôn la Khê. Cụ Phú sinh được 4 người con trai:

  1. Người con trai cả là: Nguyễn Quế

Khi còn sống làm trưởng tàu, ở ga xe lửa thành phố Việt Trì. Cụ Quế mất khoảng năm 1953, thọ 65 tuổi.

Cụ Quế không có con trai, chỉ có một người con gái tên là Nguyễn Thị Bèo. Bà Bèo chết từ lúc còn trẻ. Nghe nói, bà Bèo lấy chồng, gặp phải nhà chồng cay nghiệt, bắt làm việc quá sức, bà bị cảm nặng ở ngoài đồng rồi mất. Vậy là chi cụ Quế, đến nay không còn ai.

  1. Người con thứ hai của cụ Phú là Nguyễn An (tức Hai An).

Khi còn sống làm ruộng. cụ An cũng mất sớm, để lại vợ và một con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Bình. Bà Bình đã đi lấy chồng. Nhưng cả hai vợ chồng đều ốm yếu, nghèo túng vất vả và đều mất sớm, không có con cái gì.

Hai mẹ con bà Bình đều mất tại thôn La Khê, từ năm 1948 trở về trước. Như vậy, chi họ nhà cụ Hai An cho đến nay cũng không còn ai.

  1. Người con thứ ba của cụ Phú là cụ Nguyễn Định

Cụ Định sinh năm 1894 và mất ngày 27 tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1954), hưởng thọ 60 tuổi.

Mộ của cụ Định hiện đặt tại thông Thúy Lai, xã Ngũ Phúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (tức là que của cụ Hoàng Thị oanh, vợ thứ ba của cụ Định).

Cụ Định khi còn sống, làm thừa phái, tức là một chức việc trong Chính quyền cấp Huyện của Pháp.

Khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, cụ Định đi theo cách mạng và tham gia kháng chiến chống Pháp.

Đến năm 1952 thì cụ Định được giản chính và đến ngày 27/01/1954 thì mất, tại thôn Hoàng Xá (gần phố Vũ Ẻn) thuộc huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú, tức là quê của bà Đào Thị Hàn, vợ của ông Tý, con trai của cụ Định.

Sau khi cất mả, mộ của cụ Định được chuyển về đặt tại thôn Thúy Lai, xã Nghũ Phúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

 

Cụ Định có 3 người vợ:

  1. Vợ thứ nhất là cụ: Nguyễn Thị Hồng (tức Nhớn)

Cụ Hồng xưa là con cụ Thất Côn, sinh thời làm Chánh Tổng, Tổng Đan Phượng (xã Song Phượng ngày nay) thuộc huyện Đan Phượng, Hà Tây.

Bị bệnh do sinh nở, cụ Hồng ốm và mất sớm, khoảng năm 1928 vào ngày 24 tháng 4 âm lịch, thọ 45 tuổi.

Mộ cụ Hồng đặt tại quê của cụ, tức là thôn Thụy Ứng, xã Song Phượng

Cụ Hồng sinh được 3 người con:

1.1. Ông Nguyễn Văn Tý

         (Sẽ nói rõ ở phần phụ lục)

1.2. Bà: Nguyễn Thị Phượng

         (Khoảng năm 1989 mất sớm, lúc 17 tuổi)

1.3. Ông Nguyễn Đức Tiềm

         (Sẽ nói rõ ở phần phụ lục)

 

  1. Vợ thứ hai của cụ Định là cụ: Phạm Thị Vinh

Cùng quê với cụ Hồng, tức là thôn Thụy Ứng, xã Song Phượng.

Cụ Vinh sinh được 4 người con:

2.1. Bà Nguyễn Thị Hà

Hiện ở với chồng con tại nhà số 5, đường Hát Giang – Nha Trang.

2.2. Bà Nguyễn Thị Phong

Cùng các con sinh sống ở Thành phố Sài Gòn.

2.3. Ông Nguyễn Duy Thạch

         (Hiện ở Mỹ)

2.4. Ông Nguyễn Quang Học

         (Hiện ở Canada)

  1. Vợ thứ ba của cụ Định là cụ: Hoàng Thị Oanh

Quê ở thôn Thúy Lai, xã Ngũ Phúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (Nơi đặt mộ cụ Định sau cải táng).

Cụ Oanh sinh được 3 con trai:

3.1. Ông Nguyễn Bằng

Ông Bằng là cán bộ Phòng tổ chức Nhà máy Quốc phòng – Gia Lâm – Hà Nội.

3.2. Ông Nguyễn Quảng

Trung tá, công tác tại trường Văn hóa Quân đội Thành phố Sài Gòn.

3.3. Ông Nguyễn Văn

Cán bộ Công ty Du lịch Hà Nội.

 

Người con thứ tư của cụ Phú là cụ Nguyễn Hoàn

Cụ Hoàn khi còn sống làm nghề dạy học, tại Thị xã Hà Đông, từ thời Pháp thuộc.

Đến tháng 7 năm 1954 thì cụ Hoàn di cư vào Sài Gòn, tiếp tục dạy học, cho đến khoảng năm 1970 thì về hưu.

Cho đến năm 1983 thì cụ Hoàn mất tại phố Cao Thắng, thành phố Sài Gòn, hưởng thọ 70 tuổi.

 

Cụ Hoàn sinh được 6 người con:

  1. Ông: Nguyễn Thái
  2. Bà: Nguyễn Thị Toàn
  3. Bà: Nguyễn Thị Dung
  4. Bà: Nguyễn Thị Hai
  5. Ông: Nguyễn Bình
  6. Ông: Nguyễn Dương

Từ sau năm 1954, tất cả đều làm việc và sinh sống ở miền Nam Việt Nam và ở nước ngoài.

 

PHẦN PHỤ LỤC

 

Ông: Nguyễn Văn Tý

Trưởng chi cụ Định

 

Ông Tý là con trai của cụ Định.

Ông Tý sinh năm 1919

Khi còn nhỏ, ông Tý đi học

Khoảng năm 1944 ông Tý bước vào nghề dạy học, cho đến năm 1945, sau cách mạng tháng 8, ông Tý gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Trung đoàn Thủ đô, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến năm 1954 thì theo đơn vị bộ đội trở lại Hà Nội, tiếp tục công tác trong quân đội. Cho đến năm 1971 thì về hưu với cấp bậc Thượng úy.

Ông Tý lâm bệnh, mất ngày:

Hưởng thọ: 65 tuổi

Lúc sinh thời, ông Tý sống sôi nổi, ưa hoạt động, sinh hoạt lành mạnh, giản dị, tính tình cương trực và liêm khiết.

Ông Tý có hai người vợ:

– Vợ cả là bà: Đào Thị Hàn

Quê ở Hoàng Xá (Vũ Ẻn) huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (nay thuộc Vĩnh Phúc).

Bà Hàn bị tai nạn giao thông, mất ngày:

Bà Hàn sinh được 4 người con:

          1. Nguyễn Mạnh Quang

          2. Nguyễn Văn Minh     (Liệt sỹ)

          3. Nguyễn Thị Thảo

          4. Nguyễn Mạnh Tuấn

 

– Vợ thứ hai của ông Tý là bà: Nguyễn Thị Phất

Quê ở thôn Thúy Lai, xã Ngũ Phúc, huyện Thạch Thất, Hà Tây.

Bà Phất sinh hai con trai:

          1. Nguyễn tuệ

 

          2. Nguyễn Tú